NHỮNG TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI NGÀNH XI MẠ (ELECTROPLATING AND METALFINISHING)
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Các chất độc hại trong nước thải xi mạ nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sau một thời gian sẽ ngấm vào đất và nước ngầm, theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người cũng như sinh vật ở vùng lân cận gây nhiễm độc mãn tính.
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Crom và hợp chất của crom có thể làm tổn thương bề mặt da, làm loét niêm mạc, mũi, làm thủng phần sụn của vách mũi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận và tim mạch. Cr6+ độc hơn Cr3+ vì khả năng hấp thụ của nó trong cơ thể cao hơn. Và nếu con người tiếp xúc với muối cromat một thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Niken và hợp chất của niken gây bệnh viêm da, đặc biệt là môi trường ẩm và nhiệt độ cao.
Kẽm và hợp chất của kẽm nói chung là ít độc. Khi nuốt phải muối kẽm có thể gây ra ói mửa. Khi tiếp xúc nhiều với muối ZnCl2 có thể gây lở loét ngón tay, bàn tay, cánh tay.
Đồng và các hợp chất của đồng có thể gây kích thích nhẹ hoặc gây dị ứng nhẹ. Muối đồng gây ngứa da và kết mạc. Oxit đồng hóa trị 1 còn gây kích thích ngứa mắt và đường hô hấp. Những người thường xuyên tiếp xúc với các hợp chất của đồng thường mắc phải hiện tượng mất màu da. Người uống phải đồng sunfat sẽ bị ói mửa, choáng, co giật và nếu nặng có thể tử vong.
Ảnh hưởng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm
Việc thải bỏ nước thải xi mạ trực tiếp vào nguồn nước mà không qua hệ thống xử lý có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của các ion kim loại độc trong lòng đất, trong mạch nước ngầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái thủy sinh vật và chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của con người.
Cá chết do chất thải từ các nhà máy
Ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải
Nước thải của ngành công nghiệp xi mạ có hại đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Các kim loại nặng độc hại như Cr6+, Zn2+,… axit, kiềm là các tác nhân giết chết vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Nhận xét: Lượng nước thải của ngành xi mạ không phải là lớn so với các ngành công nghiệp khác như nước thải của ngành công nghiệp giấy, dệt,… song thành phần và nồng độ các chất độc hai trong đó khá lớn. Hơn nữa các hóa chất độc hại này lại có những biến thiên hết sức phức tạp và phụ thuộc vào quy trình công nghệ cũng như từng công đoạn trong quy trình đó. Vì vậy, muốn xử lý đạt hiệu quả cao thì chúng ta cần phải thu gom, tách dòng theo từng công đoạn, từng trường hợp cụ thể và lựa chọn phương án xử lý thích hợp.
Nguồn:Sưu tầm