MẠ KẼM LÀ GÌ? NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH XI MẠ KẼM
Mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại nhằm tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt cho chống lại khả năng ăn mòn, hoen gỉ giúp nâng cao chất lượng và vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện nay, có nhiều phương pháp xi mạ hóa chất kẽm khác nhau, nhưng trong quá trình xi mạ nếu bạn không thực hiện đúng những quy trình kỹ thuật chắc chắn sẽ xảy ra những sự cố làm ảnh hưởng đến kết quả mạ.
Thứ nhất: Đối với mạ kẽm hệ Acid
-
Lớp hóa chất xi mạ tối và giòn: nguyên nhân là do thiếu bóng, dung dịch không được cân bằng, hoặc do thừa bóng nên làm cho lớp mạ trở nên giòn, dễ bong tróc.
-
Lớp mạ bị rỗ và nhám: do dung dịch không cân bằng, thiếu chất thấm ướt.
-
Lớp mạ bị tối và cháy: nguyên nhân là do nồng độ kim loại thấp nên cũng có ảnh hưởng đến kết quả xi mạ đáng kể.
-
Lớp mạ có màu nâu: trường hợp này do thừa chloride, do nhiệt độ thấp và chất bóng không cần bằng trong dung dịch mạ.
-
Độ phủ kém: Do độ pH trong dung dịch mạ thấp, hoặc thừa lượng Zn.
-
Lớp mạ tối: do dung dịch hóa chất xi mạ đã bị nhiễm tạp chất kim loại như bị nhiễm kim loại sắt.
-
Lớp mạ xù xì, có gai: lỗi này là do độ pH cao, do hóa chất bị nhiễm tạp chất sẽ làm cho bề mặt vật liệu xi mạ có hiện tượng xù xì, có gai trên bề mặt.
-
Lớp mạ có đốm: do dòng điện mạ quá cao, tốc độ quay chậm và do dung dịch bị nhiễm sắt.
-
Hiệu suất thấp: do nhiệt độ thấp, nồng độ kim loại thấp và do dung dịch mạ không cân bằng.
-
Thứ 2: Đối với mạ kẽm hệ kiềm
-
Lớp mạ mờ: do độ bóng, dẻo trong dung dịch thấp, nồng độ Zn thì cao, bề mặt vật liệu cần mạ không được xử lý và tẩy sạch, nhiệt độ mạ không phù hợp hoặc do bể mạ đã bị nhiễm tạp chất.
-
Cháy ở mật độ dòng cao: trường hợp này là do nhiệt độ thấp, nồng độ kiềm thấp, dòng điện thì cao, do nồng độ nguyên liệu quá cao hoặc quá thấp.
-
Lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao: nguyên nhân là do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nồng độ kiềm thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hoặc do bề mặt vật liệu tẩy rửa không sạch.
-
Lớp mạ xù xì và gai: do bộ lọc kém, mật độ dòng cao, do nguyên liệu andode thấp hoặc do hóa chất bị nhiễm tạp chất.
-
Lớp mạ bị rộp và bám dính kém: do bề mặt vật liệu mạ không được xử lí sạch trước khi mạ, nhiệt độ mạ thấp, hóa chất bị nhiễm tạp chất hữu cơ, bể chứa kẽm không phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm